Logo iWedding

Lễ nạp tài: Những điều nhà trai nên biết!

iWedding Vietnam

Last updated 12/06/2023

Lễ nạp tài là một trong những phong tục cưới hỏi mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện tấm lòng của nhà trai đối với người con dâu, nhà gái.

Nhưng cái tên nghe hơi lạ nhỉ! Hãy cùng iWedding Blog tìm hiểu một chút về lễ này nhé!

Lễ nạp tài là hình thức thể hiện tấm lòng nhà trai đối với cô con dâu
Lễ nạp tài là hình thức thể hiện tấm lòng nhà trai đối với cô con dâu

Lễ nạp tài là gì?

Lễ nạp tài, hay còn được gọi là tiền nát hoặc lễ đen, được hiểu như món quà mà nhà trai trao cho nhà gái trong lễ hỏi (hoặc lễ rước dâu) để bày tỏ lòng thành nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục cô con dâu tương lai của nhà họ.

Lễ nạp tài: Những điều nhà trai nên biết!
Lễ nạp tài: Những điều nhà trai nên biết!

Theo phong tục của người Việt Nam ta. Ngoài lễ vật như trầu cau, hoa quả, bánh trái,… nhà trai còn chuẩn bị thêm một tráp đựng tiền, để làm sính lễ sang đón dâu.

Đây là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt ta, bởi vì họ không phân biệt địa vị, nguồn gốc gia đình.

Ý nghĩa của lễ nạp tài

Có hai ý nghĩa nổi bật của lễ nạp tài (tiền đen):

  • Thứ nhất, đây được coi như sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai.
  • Thứ hai, đây chính là đóng góp của nhà trai để lo tổ chức lễ cưới.

Còn một ý nghĩa nhỏ khác đó chính là phần quà cho cô dâu chú rể để cùng nhau xây dựng tổ ấm sau này, không sợ bị thiếu thốn.

Ý nghĩa của lễ nạp tài
Ý nghĩa của lễ nạp tài

Hình thức trình bày tiền đen

Ngoài mâm quả mang sang nhà cô dâu (có nơi đi 5, 7, 9 mâm cũng có nơi đi 4, 6, 8 mâm), nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một phong bao màu đỏ ghi chữ “Hỷ” để chung với mâm trầu cau hoặc khay rượu. Sau đó sẽ được phủ khăn thêu màu đỏ, đi kèm với nữ trang mà nhà trai sẽ tặng cô dâu để sang nhà gái.

Cũng tùy vào phong tục từng vùng để trình bày như thế nào cho hợp lý nữa. Như miền Trung và miền Nam sẽ như mình nói ở trên, còn miền Bắc thì sẽ tùy vào số lượng bàn thờ, bát hương bên nhà gái để bỏ chừng đó bì thư. Tất nhiên là số lượng bì thư cũng nên là số lẻ.

Mẹ vợ sẽ nhận tiền đen hoặc cho lại nhà trai. Nếu cả 2 người mẹ không lấy, phần này sẽ để lại cho cô dâu chú rể
Mẹ vợ sẽ nhận tiền đen hoặc cho lại nhà trai. Nếu cả 2 người mẹ không lấy, phần này sẽ để lại cho cô dâu chú rể

Lễ nạp tài bao nhiêu tiền?

Không thể nói chính xác con số cho lễ nạp tài là bao nhiêu tiền, vì điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh gia đình, địa vị gia đình,… Nhưng trung bình là khoảng 5 triệu, có gia đình khá giả hơn thì 7 triệu hoặc 9 triệu. Và tất nhiên, con số cho lễ nạp tài cũng là số lẻ.

Lễ nạp tài bao nhiêu tiền?
Lễ nạp tài bao nhiêu tiền?

Nhưng dù là như thế nào, thì đó cũng chính là tấm lòng biết ơn công sinh thành, dạy dỗ con dâu tương lai của gia đình nhà trai gửi đến.

Phát biểu trong lễ nạp tài

Lễ nạp tài cần hai người đại diện của hai bên nhà trai nhà gái lên phát biểu, có thể ở những địa phương khác nhau sẽ có các phương thức khác nhau. Người đại diện, đặc biệt là bố mẹ cô dâu chú rể không phải ai cũng giỏi đứng trước đám đông phát biểu.

Vậy, người đại diện cần phát biểu những gì?

  • Lời chào: Dù phát biểu gì thì đầu tiên cũng có lời thưa gửi bày tỏ sự tôn trọng, lời cảm ơn mọi người đã đến chung vui với hai gia đình cũng như cô dâu chú rể. Hơn nữa cũng thể hiện sự vui mừng, phấn khởi trước niềm hạnh phúc của cô dâu chú rể.
  • Lời giới thiệu: Người đại diện nên giới thiệu về hai bên nhà trai, nhà gái, cô dâu, chú rể (nếu đại diện nhà trai sẽ nói về nhà trai, tương tự như vậy với nhà gái).
  • Nội dung chính: Có thể nói sơ về sự hòa hợp của cô dâu chú rể, thể hiện sự vui vẻ của gia đình khi được đón dâu mới về/được nhà gái tin tưởng, tín nhiệm giao con dâu cho nhà trai chăm sóc về sau này. Đặc biệt, không thể thiếu việc chúc mừng hạnh phúc.

Thứ hai, nhà trai sẽ bày tỏ lòng thành kính với các đồ sính lễ đã chuẩn bị. Đại diện nhà gái phát biểu cần có lời cảm ơn sâu sắc khi nhà trai đã đến đông đủ, đúng giờ và món quà (sính lễ) đến với gia đình.

  • Kết thúc: Một lần nữa chúc phúc cô dâu chú rể và cảm ơn toàn thể những người đã có mặt trong buổi lễ nạp tài.

Lì xì cho dàn phụ dâu phụ rể để … “mua duyên”

Ngoài số tiền cho lễ nạp tài, cả gia đình nhà trai và nhà gái cũng chuẩn bị những phong bì lì xì cho dàn phụ dâu phụ rể để… “mua duyên”.

Mỗi phong bao lì xì sẽ khoảng từ 50.000 đến 100.000 đồng.

Sau khi làm lễ, cô dâu chú rể sẽ ra lì xì cho đội hình. Đây chính là nét đẹp trong lễ hỏi, rước dâu của người Việt Nam.

Lì xì cho dàn phụ dâu phụ rể để ... "mua duyên"
Lì xì cho dàn phụ dâu phụ rể để … “mua duyên”

Lễ nạp tài đến bây giờ vẫn được gìn giữ như một nét đẹp trong văn hóa người Việt ta. Không cần hoành tráng, cũng không cần phô trương, lễ nạp tài chỉ cần thể hiện tình cảm của hai bên gia đình dành cho nhau là đủ.

Và mong sao, đôi tân lang tân nương sẽ “trăm năm tình viên mãn, bạc đầu tình phu thê” thôi! iWedding Blog rất hân hạnh được đồng hành với các cặp đôi về những bài viết về ngày cưới.