Logo iWedding

Sự khác nhau giữa hôn nhân xưa và nay

iWedding Vietnam

Last updated 04/06/2023

Sự khác nhau giữa hôn nhân xưa và nay với các nghi thức cưới hỏi hiện đại đã có những sự đổi khác so với cưới hỏi truyền thống.

Mặc dù một số nghi thức đã được thay đổi hay giản lược nhưng về ý nghĩa thì không có thay đổi quá nhiều.

Hãy cùng iWedding Blog so sánh hôn nhân xưa và nay có những điểm giống và khác nhau như thế nào nhé!

Sự khác nhau giữa hôn nhân xưa và nay
Sự khác nhau giữa hôn nhân xưa và nay

Ý nghĩa về lễ cưới xưa và nay

Ngày xưa

Ngoài sự đồng ý của cả hai gia đình thì điều kiện tiên quyết còn lại là căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai nhà. Cả hai gia đình cần phải có sự phù hợp về địa vị, kinh tế thì cô dâu, chú rể mới được chúc phúc.

Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa hơn cả giấy chứng nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia vui cùng hai gia đình.

Ngày nay

Cùng với xu hướng hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, những quan niệm cùng dần thay đổi. Việc tiến đến hôn nhân không chỉ là sự đồng ý của hai gia đình mà điều quan trọng là sự tìm hiểu, hoà hợp và quyết định của cô dâu, chú rể.

Cả hai cần phải đăng ký kết hôn và ý nghĩa về lễ cưới dù thay đổi nhưng vẫn giữ bản sắc như ngày xưa. Vẫn là chung vui của bạn bè, người thân chúc phúc cho đôi bạn tiến đến hạnh phúc trăm năm.

Các nghi thức cưới hỏi xưa và nay

Khi so sánh hôn nhân xưa và nay, điều khác nhau dễ nhận thấy nhất chính là những nghi thức cưới hỏi.

Các nghi thức cưới hỏi xưa và nay
Các nghi thức cưới hỏi xưa và nay

Ngày xưa

Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ngày xưa, nên các nghi lễ cưới hỏi cũng mang nét đặc trưng đất nước này. Những nghi thức này được thực hiện nhiều công đoạn hơn, tuy nhiên phải kể đến những nghi thức chính như sau:

–    Lễ nạp tài: Nhà trai mang cặp “nhạn” đến nhà gái, tỏ ý đã chọn được ý trung nhân.
–    Lễ vấn danh: Nhà trai đến hỏi tên, ngày tháng năm sinh của người con gái.
–    Lễ nạp cát: Lễ báo kết quả xem tuổi, hợp nhau thì tiến tới, còn nếu không hợp sẽ huỷ.
–    Lễ nạp tệ: Nhà trai đem sính lễ đến nhà gái.
–    Lễ thỉnh kỳ: Lễ xin ngày giờ tốt làm lễ thân nghinh.
–    Lễ thân nghinh: Tức là lễ cưới, đúng ngày giờ trong lễ thỉnh kỳ nhà trai sẽ đem lễ vật đến đón dâu về.

Ngoài những lễ chính kể trên còn có những nghi thức khác như mai mối, lễ cheo,…

Ngày nay

Sự giản lược làm cho các nghi thức được thực hiện ít rườm rà hơn cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức.

Các nghi lễ ngày nay tuy có tên gọi hơi khác so với nghi lễ trước kia nhưng ý nghĩa thì khá giống. Các nghi thức cưới hỏi chính ngày nay là lễ dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt.

Trang phục hôn nhân xưa và nay

Ngày xưa

Cô dâu sẽ mặc áo mớ ba, bên trong là áo màu sắc rực rỡ như hồng, xanh, vàng,… phía bên ngoài là áo phủ the thâm. Sau này thì mặc áo dài trắng hoặc váy trắng có thiết kế đơn giản. Còn chú rể thường mặc quần âu, áo sơ mi đơn giản.

Trang phục hôn nhân xưa và nay
Trang phục hôn nhân xưa và nay

Ngày nay

Trang phục lễ cưới hỏi ngày nay khá đa dạng, nhưng thường cô dâu sẽ mặc áo dài trong đám hỏi và váy cưới trong đám cưới.

Áo dài và váy cưới cô dâu ngày nay có nhiều thiết kế khác nhau vì vậy có rất nhiều lựa chọn cho tân nương.

Còn về phía chủ rể sẽ mặc áo vest hiện đại trong cả đám cưới và đám hỏi.

Lễ vật cưới hỏi xưa và nay

Nhìn chung lễ vật cưới hỏi ngày nay về cơ bản không khác nhiều so với lễ vật ngày xưa. Tựu chung sẽ có trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh, chè, mứt sen, xôi, heo quay,…

Tuỳ mỗi vùng miền mà lễ vật sẽ có sự khác nhau phần nào nhưng đều mang một ý nghĩa nhất định.

Từ những so sánh hôn nhân xưa và nay như trên đã cho thấy rằng, cưới hỏi dù thời gian nào cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng.